Giới thiệu chung: Đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho các ngành, các lĩnh vực chuyên môn về Địa chất và Khoáng sản thuộc Bộ TN&MT quản lý; nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, phục vụ cho việc phát triển bền vững cơ sở hạ tầng, khai thác hợp lý các tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu các tai biến tự nhiên.
Sinh viên được trang bị kiến thức:
Phương châm đào tạo: “Học tập chủ động, học đi đôi với hành”; Chương trình đào tạo: Kỹ sư Địa chất; Được thiết kế theo hướng liên ngành, xuyên ngành
Sinh viên được trang bị tổng hợp những kiến thức nền cơ bản rộng, chuyên môn sâu hợp lý lẫn kỹ năng và phương pháp làm việc thực tế thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường nói chung và Địa chất ứng dụng nói riêng: địa chất công trình, địa chất thủy văn, địa chất khoáng sản, địa chất dầu khí và địa chất môi trường.
Trong thời gian học tập tại trường, sinh viên không những được thực hành, thực tập trên các thiết bị hiện đại của trường mà còn có điều kiện tiếp cận với hệ thống công nghệ, thiết bị hiện đại đang sử dụng ở các đơn vị thuộc Bộ TN&MT. Hằng năm, sinh viên được tổ chức 2 đợt đi học tập thực tế tại các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Đà Lạt, Nha Trang, Hà Tiên… vừa được trang bị kiến thức chuyên môn, vừa được trải nghiệm hấp dẫn. Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia thực tập tốt nghiệp ở các đơn vị quản lý nhà nước, doanh nghiệp, tạo hành trang vững chắc trước khi tốt nghiệp.
Cơ hội việc làm: Địa chất học – Một ngành học có cơ hội việc làm rất đa dạng và phong phú, được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực:
Địa chất công trình: vai trò của kỹ sư địa chất rất quan trọng khi xây dựng tất cả các loại công trình như: xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện, xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, xây dựng công trình giao thông, xây dựng công trình cấp thoát nước, đường ống dẫn dầu-khí…
Địa chất thủy văn: giải quyết vấn đề cung cấp nước, giải quyết các vấn đề ĐCTV trong việc thi công công trình ngầm, khai thác mỏ, tìm kiếm các nguồn nước khoáng, nước công nghiệp,
Địa chất khoáng sản: trong những gần đây, với hàng loạt dự án giao thông trọng điểm đã, đang vả sẽ triển khai như cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, Biên Hòa – Vũng Tàu, Dầu Giây – Liên Khương, đường vành đai 3, 4, sân bay Long Thành, kéo theo đó, nhu cầu VLXD cũng tăng cao Þ Tìm kiếm, thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng khoáng sản.
Địa chất môi trường: đánh giá DTM của các hoạt động khai thác khoáng sản, các dự án xây dựng công trình, quản lý và giải quyết các vấn đề ô nhiễm & bảo vệ môi trường, quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo mục tiêu phát triển bền vững, nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phòng chống các tai biến địa chất….
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội việc làm tại các công ty, xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, giao thông và tài nguyên môi trường như địa chất khoáng sản, địa chất công trình, địa chất thủy văn, địa kỹ thuật, địa môi trường…; các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương: Các Bộ/Sở Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Khoa học công nghệ; Ban Quản lý dự án, Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Ngoài ra, sinh viên có thể làm việc tại các cơ quan, các viện nghiên cứu ở khu vực phía nam như: Viện Địa lý Tài nguyên, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, Viện Khoa học Thủy lợi, Viện Địa chất – Khoáng sản, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước, Liên đoàn Bản đồ Địa chất…